Thực trạng phát triển ngành cơ khí Việt Nam
Cách đây hơn 60 năm, năm 1958, Nhà máy Cơ khí Hà Nội (Nhà máy Chế tạo máy công cụ số 1), hiện nay là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cơ khí Hà Nội ra đời đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam.
Giai đoạn 1960 - 1970 được đánh giá là thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp cơ khí, nước ta từng có cụm các nhà máy cơ khí đầu đàn, như Nhà máy chế tạo máy công cụ số 1 (sản xuất máy công cụ và thiết bị toàn bộ), Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo (sản xuất động cơ nhỏ), Nhà máy Diezel Sông Công, Khu liên hợp Gang thép Thái Nguyên... với trình độ phát triển cao hơn hoặc tương đương với các nước trong khu vực. Sang thời kỳ đổi mới, ngành cơ khí chế tạo đã có những nỗ lực tích cực và không ngừng phát triển, từng bước trở thành ngành công nghiệp quan trọng, thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển, sản xuất ra nhiều loại
Sản phẩm phục vụ cho tất cả các ngành nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch cũng như phục vụ nhu cầu trong nước và bước đầu vươn ra thị trường nước ngoài.
Sau 30 năm đổi mới, ngành cơ khí Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Nhiều doanh nghiệp và lĩnh vực sản xuất cơ khí chế tạo đã có những bước phát triển mang tính đột phá. Năng lực sản xuất cơ khí của nền kinh tế được tăng cường với một số doanh nghiệp tiên phong, như Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và kinh doanh Vinfast, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam, Tổng Công ty Máy và thiết bị công nghiệp, Tổng Công ty Cơ điện xây dựng,... Tuy nhiên, giai đoạn này cũng có nhiều doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam dần tụt hậu, thậm chí thua lỗ nặng như Vinashin, gặp rất nhiều khó khăn như Công ty cổ phần Cơ khí xe lửa Gia Lâm (trước đây là Nhà máy xe lửa Gia Lâm).
Trong những năm gần đây, với sự quan tâm, ủng hộ của Chính phủ, ngành cơ khí đã có những phát triển mới, đạt được một số kết quả tích cực. Hiện ngành cơ khí Việt Nam có thế mạnh tập trung ở ba phân ngành gồm xe máy và phụ tùng linh kiện xe máy, cơ khí gia dụng và dụng cụ, ô tô và phụ tùng ô tô. Ba phân ngành này hiện chiếm gần 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cơ khí cả nước.
Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, số lượng doanh nghiệp cơ khí tăng nhanh, từ khoảng 10 nghìn doanh nghiệp (năm 2010) lên hơn 21 nghìn doanh nghiệp (năm 2016). Tính đến hết năm 2017, số lượng doanh nghiệp cơ khí đang hoạt động và có kết quả kinh doanh là trên 25 nghìn doanh nghiệp, chiếm gần 30% tổng số doanh nghiệp công nghiệp chế biến chế tạo; tạo việc làm cho trên 1 triệu lao động, chiếm gần 16% tổng số lao động trong các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo (Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2018).
Trong nước đã có hệ thống các nhà máy cơ khí với đủ các quy mô lớn nhỏ. Tại một số địa phương, vùng kinh tế đã manh nha mô hình cụm ngành về ngành cơ khí chế tạo (như khu phức hợp cơ khí Chu Lai – Quảng Nam...). Bên cạnh đó, ngành cơ khí cũng đã hình thành một số doanh nghiệp có tiềm năng phát triển ngang tầm khu vực.
Đặc biệt, ở một số lĩnh vực đã ghi nhận có sự chuyển biến, đột phá như: Chế tạo thiết bị thủy công (cung cấp cho các công trình nhà máy thủy điện lớn, nhỏ trong cả nước), chế tạo giàn khoan dầu khí (cung cấp khoan thăm dò, khai thác dầu khí đến độ sâu 120m, giàn khoan tự nâng 90m nước, giàn khoan khai thác giếng dầu), thiết bị điện, chế tạo và cung cấp thiết bị cho các nhà máy xi măng, đóng tàu các loại (tàu chở dầu trọng tải đến 105 nghìn DWT, tàu chở khí hóa lỏng trọng tải đến 5.000 tấn, tàu chở hàng rời…), các công trình thiết bị toàn bộ (nhà máy đường công suất 1.000 tấn mía/ngày, chế biến mủ cao su công suất 6.000 tấn/năm).
Cơ khí chế tạo trong nước cũng đã sản xuất, lắp ráp được hầu hết các chủng loại xe ô tô con, xe tải, xe khách; riêng sản xuất xe máy đã có tỷ lệ nội địa hóa 85-95%, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Một số cơ quan nghiên cứu, thiết kế và doanh nghiệp sản xuất cơ khí đã từng bước đổi mới, nâng cao năng lực tư vấn, thiết kế, chế tạo thiết bị và công nghệ, tham gia thực hiện một số gói thầu của các dự án trọng điểm quốc gia.
Tuy nhiên, với chặng đường phát triển hơn 60 năm của ngành cơ khí Việt Nam, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn có nhiều hạn chế, yếu kém còn tồn tại thể hiện qua các mặt cụ thể:
Sản phẩm cơ khí Việt Nam có rất ít thương hiệu trong nước. Các doanh nghiệp cơ khí nội địa phổ biến là quy mô nhỏ, có năng lực cạnh tranh thấp, chưa làm chủ được công nghệ lõi hoàn chỉnh. Trình độ cơ khí chế tạo (là trụ cột của sản xuất công nghiệp), đặc biệt là cơ khí chính xác còn lạc hậu so với nhiều nước từ 2 - 3 thế hệ. Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm phần lớn phụ thuộc vào các hãng nước ngoài. Việc mở rộng thị trường vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin thị trường và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước chưa đủ mạnh. Hiện theo đánh giá, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng khoảng hơn 32% nhu cầu sản phẩm cơ khí trong nước. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sản xuất cơ khí nội địa rất khó trở thành nhà thầu phụ cung cấp máy móc, thiết bị cho các dự án đầu tư lớn được triển khai trong giai đoạn vừa qua (ngành nhiệt điện, thép, hóa chất, hạ tầng giao thông)... Hơn nữa, các cam kết tự do thương mại cũng tạo áp lực đối với doanh nghiệp trong nước khi hàng rào thuế quan bảo hộ sản xuất trong nước bị gỡ bỏ.
Về trình độ khoa học công nghệ, ngành cơ khí Việt Nam có rất ít các phát minh, sáng chế được đăng ký, trang thiết bị và trình độ công nghệ toàn Ngành chậm đổi mới. Các doanh nghiệp cơ khí thiếu đầu ra cho sản phẩm nên cũng không có cơ hội tích lũy và đầu tư đổi mới công nghệ. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra, các công nghệ mới đã làm thay đổi hoàn toàn cách thức, phương thức sản xuất hiện nay, đặt ra yêu cầu cấp thiết trong việc đổi mới và cập nhật xu thế công nghệ đối với các doanh nghiệp cơ khí. Trong khi đó, khả năng tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị cơ khí còn rất hạn chế. Theo Phòng thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chỉ có khoảng dưới 40% doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Phần lớn các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước mới chỉ là các doanh nghiệp cung ứng cấp 3, 4 cho các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam. Sản phẩm cung ứng chủ yếu là các linh kiện, vật tư đơn giản, có giá trị thấp (bao bì đóng gói, các chi tiết đơn giản...).
Tính đến hết năm 2017, mặc dù tỷ lệ số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành cơ khí trên tổng số doanh nghiệp các ngành chế biến chế tạo khá cao (gần 30%), tuy nhiên tỷ lệ giá trị doanh thu thuần sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành cơ khí so với toàn ngành chế biến, chế tạo khá thấp và có xu hướng giảm qua các năm. Điều này cho thấy hiệu quả đầu tư của toàn ngành cơ khí nhìn chung chưa cao, chưa thể hiện vai trò là nền tảng cho phát triển công nghiệp. Các phân ngành cơ khí quan trọng như: Thiết bị toàn bộ, máy động lực, cơ khí phục vụ nông-lâm-ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, máy công cụ, cơ khí xây dựng, cơ khí đóng tàu thủy, thiết bị kỹ thuật điện - điện tử và cơ khí ô tô - cơ khí giao thông vận tải đạt kết quả thấp so với chiến lược phát triển ngành cơ khí đã đề ra.
Bên cạnh đó, hầu hết nguyên phụ liệu cho ngành cơ khí chủ yếu là sắt thép và các loại hợp kim màu trong nước chưa sản xuất được nên phải nhập khẩu. Nhân lực của Ngành còn thiếu và yếu cả về số lượng lẫn chất lượng. Số thợ cơ khí có tay nghề cao giảm sút, lao động chuyên môn thiếu chứng chỉ nghề quốc tế và kỹ năng ngoại ngữ. Lực lượng nghiên cứu triển khai, trước hết là đội ngũ tư vấn thiết kế chưa đạt trình độ, đáp ứng yêu cầu của các công trình, dự án về thiết bị cơ khí đồng bộ…
Theo đánh giá từ các chuyên gia, nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, tồn tại trên là do các doanh nghiệp cơ khí trong nước phần lớn đều có quy mô sản xuất nhỏ, trình độ công nghệ trung bình, chưa khẳng định được năng lực thị trường. Một số hãng nước ngoài tuy có thương hiệu mạnh nhưng tại Việt Nam chủ yếu chỉ lắp ráp để tiêu thụ tại chỗ; Mức độ liên kết và hợp tác còn thấp, không phát huy được sức mạnh của phân công và hợp tác sản xuất; Vốn cố định cho sản xuất cơ khí thường lớn, vòng vay vốn lưu động lại thấp, do đó doanh nghiệp cơ khí khó huy động được vốn, các dự án về cơ khí vì thế cũng kém hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại hơn so với các dự án thuộc lĩnh vực khác.
Sự chồng chéo trong quản lý cũng làm hạn chế sự phát triển của ngành cơ khí, tình trạng chiếm giữ độc quyền công nghệ và thiết bị làm hạn chế phân công chuyên môn hóa, chậm đổi mới kỹ thuật và công nghệ trong sản xuất cơ khí, chất lượng sản phẩm không đồng đều, chi phí sản xuất cao.
Bên cạnh đó, việc xây dựng tiêu chuẩn, kỹ thuật của Ngành cũng chưa được quan tâm đúng mức, thiếu đồng bộ với việc hỗ trợ hoạt động của các cơ quan kiểm định theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đăng ký…
Định hướng xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn và tạo động lực phát triển
Đến năm 2035, ngành cơ khí Việt Nam hướng tới phát triển một nền công nghiệp cơ khí từng bước hiện đại, làm nền tảng cho các ngành sản xuất công nghiệp - dịch vụ khác. Theo đó, phát triển với đa số các chuyên ngành có công nghệ tiên tiến, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, cạnh tranh bình đẳng trong hội nhập quốc tế; đội ngũ lao động chuyên nghiệp, có kỷ luật và có năng suất cao, chủ động trong các khâu nghiên cứu, thiết kế, chế tạo sản phẩm cơ khí, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản phẩm cơ khí của thị trường trong nước. Các chuyên gia cho rằng, để thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của tất cả các doanh nghiệp, hiệp hội, các chuyên gia, nhà khoa học. Đặc biệt, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn của Nhà nước, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trong việc hoàn thiện cơ chế, chính sách ưu đãi hơn, khuyến khích hơn đối với các doanh nghiệp cơ khí nhằm tạo môi trường thuận lợi để huy động nguồn lực phát triển ngành cơ khí Việt Nam trong thời gian tới.
Mới đây, tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam (tổ chức tháng 9/2019 – tại Hà Nội), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, thời gian tới sẽ hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách đồng bộ và đủ mạnh, đặc biệt là chính sách nội địa hóa, nhằm phát triển ngành cơ khí theo Chiến lược phát triển ngành cơ khí đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu việc ban hành các cơ chế chính sách thời gian tới cần hướng tới việc tạo dựng thị trường cho các doanh nghiệp cơ khí phát triển, trong đó Nhà nước đóng vai trò “bà đỡ” cho doanh nghiệp, thúc đẩy đội ngũ doanh nghiệp cơ khí. Các bộ, ngành liên quan từng bước nghiên cứu, xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước tham gia nhiều hơn vào các công trình, dự án trong nước. Nghiên cứu ban hành các quy định đấu thầu nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng vật tư, hàng sản xuất trong nước để có thể tạo thị trường cho doanh nghiệp trong nước phát triển phù hợp với quy định hiện hành và thông lệ quốc tế.
Bên cạnh đó, theo nhận định của các chuyên gia, với gần 100 triệu dân, quy mô thị trường ngành cơ khí chế tạo ở Việt Nam giai đoạn 2019-2030 được dự báo ở mức khoảng 310 tỷ USD. Đây sẽ là một thị trường lớn, hứu hẹn mang lại những triển vọng tốt để phát triển ngành cơ khí trong nước, do vậy các doanh nghiệp cơ khí cần tận dụng tiềm năng, cơ hội này. Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo cần đổi mới tư duy mạnh mẽ hơn, xây dựng triết lý, nền tảng kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế số; Đẩy mạnh liên doanh, liên kết trong sản xuất, chiếm lĩnh thị trường, đoàn kết để cùng hợp lực, với những hướng đi mới tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.
Các doanh nghiệp cơ khí cần tiếp tục vươn lên làm chủ khoa học - công nghệ mới, vốn và thị trường, bởi đây chính là ba yếu tố quyết định sự thành công. Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành. Tạo lập và gắn kết mối quan hệ liên kết giữa Nhà nước, doanh nghiệp, nhà khoa học và thị trường, trong đó lấy thị trường làm trung tâm; xây dựng thương hiệu; triển khai các hoạt động truyền thông, quảng bá cho các sản phẩm của ngành cơ khí…
Nâng cao chất lượng hoạt động xúc tiến thương mại, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp cơ khí lớn trên thế giới để dần hình thành chuỗi cung ứng trong nước và tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu cho các doanh nghiệp cơ khí trong nước. Triển khai các chương trình kết nối kinh doanh nhằm tăng cường liên kết, liên doanh giữa doanh nghiệp trong nước với nhau và với các doanh nghiệp lớn trên thế giới trong chuỗi giá trị để tiếp cận công nghệ và tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
Ngoài ra, ngành cơ khí cần tiếp tục xây dựng và phát triển hệ thống quản lý, đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ thuật nghề quốc gia, đặc biệt đối với các kỹ năng nghề trong lĩnh vực cơ khí, đảm bảo nhu cầu hội nhập và phát triển của Ngành./.
Nguồn: Sưu tầm (LH-200512)
Bonfiglioli là một trong những thương hiệu hàng đầu về ngành truyền động nói chung và các sản phẩm của Bonfiglioli như: động cơ điện, động cơ giảm tốc, hộp giảm tốc, biến tần hiện nay được ứng dụng rộng rãi được ứng dụng trong sản xuất của các ngành công nghiệp.
Danh mục các động cơ điện, động cơ giảm tốc của hãng Bonfiglioli nổi bật:
Công nghệ bánh răng hành tinh là công nghệ đỉnh cao nhất về hộp giảm tốc của ngành truyền động thời điểm hiện tại. Bên cạnh thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt là khả năng chịu sốc tốt với tỷ số truyền và hiệu suất làm việc cực cao là những yếu tố làm nên thành công của dòng 300 series này của thương hiệu Bonfiglioli.
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang bonfiglioli 310L1259FZP100E ty so truyen 1259
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang bonfiglioli 307L374.1PCV01BE ty so truyen 74.1
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang bonfiglioli 2T301L4A22002 ty so truyen 1022
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang bonfiglioli 2T304L4A18000M ty so truyen 1018
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang bonfiglioli 2T306L4E75001H ty so truyen 1475
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang chan de bonfiglioli 310L1259FZP100E ty so truyen 1259
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang chan de bonfiglioli 307L374.1PCV01BE ty so truyen 74.1
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang chan de bonfiglioli 313L3176PCV05BELM ty so truyen 176
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc vuong goc bonfiglioli 311R353.0HCP200P1ATEX ty so truyen 53.0
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc vuong goc bonfiglioli 311R353.0HCP200P1 ty so truyen 53.0
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc vuong goc bonfiglioli 2T301L4A22002
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc vuong goc bonfiglioli 2T304L4A18000M
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc vuong goc bonfiglioli 2T306L4E75001H
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang chan de bonfiglioli 306L3238PCP112E ty so truyen 238
Hop giam toc, hop so banh rang hanh tinh truc thang chan de bonfiglioli 2T306L3238036
#Động cơ giảm tốc Bonfiglioli #Hộp giảm tốc Bonfiglioli #Bonfiglioli #bonfig #Động cơ điện Bonfiglioli #Biến tần Bonfiglioli #ngành môi trường #nganh moi truong #Đại lý chính thức Bonfiglioli #Mo to giảm tốc #Hộp số giảm tốc #công nghiệp hỗ trợ