ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC

HỘP GIẢM TỐC

BIẾN TẦN

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

BƠM LY TÂM

BƠM CHÌM

BƠM TRỤC VÍT SEEPEX

BĂNG TẢI LÀ GÌ

BĂNG TẢI LÀ GÌ?


 

Với kinh tế đang dần phát triển như hiện nay, nhiều dòng sản phẩm công nghiệp để tiện lợi và tiết kiệm chi phí đầu tư các nhà máy, xí nghiệp…, công nghệ cũng dần phát triển để đáp ứng theo nhu cầu sử dụng.

Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các khách hàng, quý công ty một sản phẩm đã quá quen thuộc trong cuộc sống hăng ngày.

Ngày nay, các nhà máy sản xuất, xí nghiệp chế biến ra đời ngày càng nhiều kéo theo nhu cầu sử dụng các thiết bị sử dụng trong quá trình hoạt động cũng tăng lên đáng kể. Một trong số hệ thống thiết bị đang được nhiều cơ sở lựa chọn chính là băng tải, băng chuyền. Nhờ vào hệ thống băng tải này sẽ giúp tiết kiệm thời gian, sức lao động, nguồn nhân công và tăng cao năng suất lao động, mang đến hiệu quả rõ rệt.

Băng tải là gì?

Hệ thống băng tải được hiểu một cách đơn giản là một thiết bị dùng để vận chuyển các đồ vật từ nơi này đến nơi khác, cụ thể là từ điểm A đến điểm B với một khoảng cách khá xa. Các vật được vận chuyển có thể có khối lượng từ nhẹ như thùng carton, túi, hộp giấy… cho đến các vật nặng có khối lượng lớn hơn như thực phẩm, nguyên liệu, các linh kiện điện tử,…

Nếu định nghĩa một cách chuyên nghiệp, chuyên sâu hơn thì hệ thống băng tải là một thiết bị chuyển tải mang tính kinh tế cao nhất của ứng dụng vận chuyển hàng hóa, đồ vật, nguyên liệu trong sản xuất với mọi khoảng cách dù xa hay gần. Hệ thống ứng dụng băng tải trong sản xuất với nhiều tiện ích và chức năng nổi bật sẽ giúp đỡ tiêu hao năng lượng và con người không phải tốn quá nhiều sức lực.

Có thể nói, băng tải là một trong những bộ phận quan trọng nhất của dây chuyền sản xuất, lắp ráp được các doanh nghiệp, nhà máy trong cả nước lựa chọn. Việc sử dụng nó góp phần tạo nên một môi trường sản xuất thể hiện tính năng động, khoa học, giải phóng sức lao động và mang đến hiệu quả cao.

Ứng dụng của băng tải

Hệ thống băng tải là một sự sáng tạo đặc biệt và mang tính ứng dụng rất cao. Thay vì vận chuyển hàng hóa bằng sức người vừa tốn thời gian lại vừa tốn kém chi phí nhân công thì đây sẽ là một giải pháp tối ưu. Hơn nữa, sử dụng băng tải còn tránh tạo khung cảnh lộn xộn nơi làm việc vì con người không phải di chuyển đi qua đi lại.

Hiện nay, thiết bị này đang được ứng dụng rất nhiều trong đời sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ứng dụng hệ thống công nghệ băng tải vào trong sản xuất đã giúp tiết kiệm một phần chi phí của nhà sản xuất. Có nhiều loại băng tải được ứng dụng trong các điều kiện và tính chất làm việc khác nhau. Mỗi loại  sẽ được sử dụng trong những trường hợp nhất định. Nếu người dùng sử dụng đúng sẽ mang đến hiệu quả rất cao.

Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kĩ thuật, nhiều hệ thiết bị máy móc được ra đời nhằm thay thế cho sức lao động của con người. Ở Việt Nam, không thể không kể đến hệ thống băng truyền tải tự động.

Hệ thống băng tải hiện nay được sử dụng hầu hết trong các hệ thống dây chuyền sản xuất, các công trình thi công lớn, nhỏ. Hệ thống băng chuyền có thể dễ dàng được lắp đặt ở bất cứ nơi nào, mọi địa hình. Thiết bị không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà nó còn giúp giảm thiếu tai nạn trong lao động bảo đảm tính an toàn lao động cao.

Được ứng dụng trong tất cả các ngành nghề:

  • Công nghiệp như ô tô, điện tử, chế tạo …
  • Sản xuất hóa chất, thực phẩm, dược phẩm, bao bì, in ấn….
  • Ăn uống: như những nhà hàng sử dụng băng tải để vận chuyển thức anh đến khách hàng một cách tiện lợi nhất, gọn gàng nhất...

Hình ảnh minh họa

 

Cấu tạo băng tải

 

Mỗi loại băng tải sẽ được sử dụng trong các trường hợp nhất định, cần tìm hiểu để có thể sử dụng chúng đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.

  • Bộ con lăn, bộ truyền lực chủ động.
  • Động cơ giảm tốc cho trục vít và bộ điều khiển giúp kiểm soát tốc độ.
  • Hệ thống khung đỡ cho con lăn.
  • Hệ thống dây băng hoặc con lăn.

Nguyên lý hoạt động của băng tải

Nguyên lý hoạt động của băng tải như sau: Khi rulô chủ động quay sẽ làm cho dây băng tải, chuyển động này là nhờ vào lực ma sát giữa rulô và dây băng. Để tạo ra lực ma sát giữa rulô và dây băng tải trong trường hợp dây gầu bị trùng thì ta điều chỉnh rulô bị động, điều này nhằm giúp cho dây căng ra tạo lực ma sát giữa dây băng tải và rulô chủ động.

Lực ma sát giữa dây băng tải và Rulô cũng sẽ làm cho băng tải chuyển động tịnh tiến. Khi các vật liệu rơi xuống tại bề mặt của dây, nó sẽ được di chuyển nhờ vào sự chuyển động của băng tải.

Để tránh tình trạng băng tải bị võng, người ta thường dùng các con lăn đặt ở phía dưới bề mặt băng, điều này cũng giúp làm giảm đi lực ma sát trên đường đi. Dây băng tải đòi hỏi phải bền, chắc, chịu được mài mòn và độ ma sát cao. Một yếu tố rất quan trọng nữa đó là hệ số giãn dây băng tải phải rất thấp, có thể vận chuyển được nhiều,  chuyển được vật liệu ở khoảng cách vừa và xa với tốc độ cao.

Phân loại băng tải

  • Băng tải cao su:

Thiết bị băng tải cao su vận chuyển liên tục và luôn tì đè lên con lăn, hoạt động được được nhờ vào lực ma sát giữa bề mặt đai và tang dẫn – con lăn. Loại cao su được sử dụng trong các ngành công nghiệp nước giải khát, cà phê, chè, hóa chất, thực phẩm…. và hàng đơn chiếc như bao, bưu kiện, hàng hộp, hòm, … để nhằm đáp ứng cho từng yêu cầu dây chuyền sản xuất.

Ưu điểm của băng tải cao su:

– Dễ dàng lắp đặt

– Cho năng suất vận chuyển cao.

– Giúp vận chuyển hàng liên tục

– Có khoảng cách vận chuyển lớn, vận chuyển được nhiều loại hàng hóa.

– Có thể vận chuyển tốt vật liệu rời hoặc các vật phẩm thành kiện ứng dụng như: Băng tải xi măng, Băng tải than đá, Băng tải vẩn chuyển đất đá.

– Tùy thuộc vào từng điều kiện sản xuất  khác nhau, từ đó quyết định việc sử dụng một băng tải hay tổ hợp nhiều băng tải. Cũng dựa vào điệu kiện sản xuất mà lựa chọn thiết bị băng chuyền khác và thiết bị tự động hóa trong sản xuất để nâng cao năng xuất, đồng thời giảm bớt cường độ lao động.

– Sử dụng lâu bền, hiệu quả, Có khả năng vận chuyển vật liệu theo hướng nằm ngang, nằm nghiêng hoặc có thể kết hợp cả hai với khoảng cách lớn.

– Vận hành êm ái, năng suất tiêu hao không lớn.

– Chi phí để đầu tư chế tạo thiết bị, giá băng tải không quá cao, trên cơ sở kết cấu đơn giản và không cần phải sử dụng quá nhiều quá nhiều vật liệu chuyên dụng đặc biệt đắt tiền.

Nhược điểm:

– Đòi hỏi người sử dụng phải hường xuyển kiểm tra bảo dưỡng con lăn.

– Khuyến nghị nên chạy ở tốc độ trung bình – không cao (thông qua động cơ giảm tốc)

– Độ nghiêng nhỏ (thấp hơn 24 độ )

– Không vận chuyển vật liệu, hàng hóa được theo hướng đường cong (bạn cần bố trí thêm động cơ và khung băng để có thể đổi hướng)

  • Băng tải xích:
  • Băng tải xích có nhiều loại khác nhau: Băng tải xích dây, băng tải xích inox. Các xích tải được chế tạo theo hình dạng và kích cỡ nhằm phù hợp cho từng nhu cầu khác nhau.
  • Loại xích hiện nay là một trong những loại băng tải được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, đa số là được áp dụng trong những khu công nghiệp sản xuất nước ngọt, bia và hoặc loại nước khác.
  • Ưu điểm băng tải xích:
  • Băng tải xích được áp dụng chủ yếu cho việc vận chuyển tải nặng dạng tấm, hộp hoặc pallet.
  • Vận chuyển các loại chai, vỏ đảm bảo không bị đổ, ngã.
  • Trong trường hợp các xích tải bị trục trặc, hư hỏng ở bất kỳ điểm nào thì vẫn được sửa chữa, thay thế dễ dàng.
  • Băng tải xích nhựa: được thiết kế với một trọng lượng khá nhẹ, kèm theo đó là có kết cấu đơn giản, nhưng có độ thẩm mỹ cao. Nó cũng có thể đáp ứng tốt khi vận chuyển hàng ở mọi địa hình khác nhau. Đặc biệt, băng tải xích nhựa còn có khả năng kháng hóa chất, giảm bớt tiếng ồn, giảm ma sát trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
  • Băng tải xích inox: Được thiết kế với bộ khung được làm bằng inox, do đó loại băng tải này có khả năng chống va đập, chịu nhiệt tốt và thường được sử dụng trong môi trường khắc nghiệt. Đặc biệt, nó còn có khả năng chịu sự mài mòn cao, chống oxi hóa, do đó có tuổi thọ sử dụng cao.
  • Nhược điểm của băng tải xích:

Để đảm bảo dây chuyền hoạt động luôn được liên tục, không làm chậm hoạt động của băng tải thì đòi hỏi bạn phải bảo trì thường xuyên các xích tải theo định kỳ.Khi vận chuyển hàng ở những khoảng cách dài và không thẳng thì đòi hỏi phải có thêm trạm trung chuyển, điều này sẽ gây tốn kém.

  • Băng tải con lăn 

Băng tải con lăn bao gồm: con lăn nhựa PVC, con lăn nhựa,  con lăn thép mạ kẽm và con lăn truyền động bằng động cơ giảm tốc. Với khả năng cung cấp các dạng truyền động cho các con lăn khác nhau như: truyền động bằng xích con lăn, dây đai răng.

Ưu điểm băng tải con lăn

  • Băng tải con lăntruyền động được ứng dụng trong việc di chuyển các sản phẩm có mặt phẳng đáy cứng như thùng nhựa, thùng carton, pallet gỗ…
  • Có cấu trúc đơn giản , tải trọng lớn nên rất thích hợp cho việc di chuyển vật liệu có trọng lượng nhẹ cho tới nặng.
  • Được cấu tạo rất đơn giản tuy nhiên băng tải con lănlại rất chắc chắn, điều này là nhờ khung sườn thép mạ kẽm, nhôm hoặc inox rất chắc chắn.
  • Giúp công việc luân chuyển hàng hóa trở nên dễ dàng và nhanh chóng, điều đó giúp cho việc sử dụng hàng hoá ở khâu kế tiếp theo sẽ được trọn vẹn và nhanh chóng cho người dùng.
  • Các con lăn hình trụ sẽ giúp tiết kiệm lượng tiện năng đáng kể.
  • Tthiết kế đơn giản, gọn nhẹ, dễ xếp gọn và dễ dàng di chuyển.
  • Dễ dàng cắt, ghép hoặc nối tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi công ty.
  • Có thể dễ dàng điều chỉnh tốc độ và khả năng đảo chiều quay.
  • Hoạt động yên tĩnh, ít gây tiếng ổn, cũng như dễ dàng cài đặt và bảo trì.
  • Có thể được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chi phí thiết bị tương đối thấp.
  • Nhược điểm băng tải con lăn
  • Chỉ có thể được sử dụng để truyền tải một số sản phẩm nhất định.
  • Items chuyển tải cần phải có kích cỡ và hình dạng phù hợp để hàng không thể rơi giữa các con lăn di chuyển.
  • Nếu sản phẩm được chuyển tải có nhiều kích thước khác nhau, các băng tải hệ thống thường được lựa chọn để sử dụng, thay thế băng tải con lăn.
    • Truyền động bằng xích tải công nghiệp rất nhạy cảm cùng sự không cân bằng giữa các trục.
  • Đòi hỏi bạn phải chăm sóc và bảo dưỡng thường xuyên.
  • Băng tải đứng:
  • Băng tải đứng được đánh giá là một trong các loại  được ứng dụng nhiều nhất trong các nhà máy, xí nghiệp.
  • Ưu điểm băng tải đứng:
  • Được sử dụng để cấp liệu cho các dây chuyền sản xuất khác, hoặc dùng để tải hàng hóa ở những nơi có độ dốc cao mà các băng tải khác khó có thể tải được.
  • Khả năng chịu lực rất tốt, chiếm ít không gian, hoạt động liên tục với tốc độ cao.
  • Với hệ thống điện tự động như ngày nay, các băng tải đứng hoàn toàn có thể hoạt động liên tục mà vẫn đảm bảo được tính ổn định.
  • Vận chuyển hàng hóa ở nhiều độ cao khác nhau.
  • Có cơ cấu khí tương đối phức tạp, tuy nhiên lại rất dễ bảo trì và sữa chữa.
  • Có kiểu dáng và kích thước da dạng nên sẽ rất phù hợp với tất cả các loại mặt bằng dù rộng hay hẹp.
  • Cho phép dễ dàng vận chuyển qua những vị trí đặc biệt.
  • Có kết cấu vững chắc, độ bền cao do đós rất an toàn trong quá trình sử dụng.
  • Hiện nay băng tải đứng được sử dụng để thay thế cho sự vận chuyển của con người, làm tự động hóa dây chuyền, giúp tiết kiệm sức lao động, tăng năng suất trong quá trình sản xuất và dễ dàng kiểm soát được chất lượng.
  • Nhược điểm băng tải đứng:
  • Các đầu vào và đầu ra của tải trọng vật liệu yêu cầu phải có cùng một hướng.
  • Băng tải xoắn ốc
  • Băng tải xoắn ốc có phạm vi ứng dụng rất rộng để giúp xử lý các mặt hàng đóng gói như thùng carton, chai, xi măng, các loại thực phẩm, dược liệu đóng hộp…
  • Ưu điểm băng tải xoăn ốc:
  • Ngăn chặn, không cho các sản phẩm bị trượt và nhào lộn trong quá trình vận chuyển sản phẩm.
  • Động cơ được thiết kế tại vành đai trống di chuyển và tạo ra 1 năng lượng nhất định, điều này giúp vận chuyển sản phẩm nhẹ nhàng hơn mà không cần phải tốn nhiều lực, từ đó tiết kiệm được nguồn năng lượng.
  • Di chuyển hai chiều lên và xuống: bạn chỉ cần ấn nút là đã có thể thay đổi hướng hoạt động của băng tải một cách dễ dàng, qua đó giúp tiết kiệm được nhiều chi phí trong dây chuyền sản xuất.
  • Hoạt động khá ổn định, được thiết kế nhỏ gọn, tiết kiệm không gian trong nhà máy và rất dễ vận hành cũng như sửa chữa
  • Mỗi loại băng tải sẽ có hình dạng, chức năng và ứng dụng khác nhau. Chính vì vậy mà bạn hãy cân nhắc lựa chọn cho mình 1 loại  phù hợp nhất với mục đích sử dụng.
  • Việc lựa chọn băng tải phù hợp còn giúp tiết kiệm được rất nhiều chi phí, đồng thời tăng năng suất cho công việc. Trong từng trường hợp nhất định thì sẽ sử dụng mỗi loại khác nhau, do đó bạn cần tìm hiểu thật kĩ để có thể sử dụng đúng mục đích và mang lại hiệu quả cao.

Để có được một thiết bị băng tải hoạt đồng trơn tru, năng suất cao là các link kiện thiết bị bên trong băng tải đều rất quan trọng, quý khách hàng cần phải kiểm tra bảo trì thường xuyên để đạt được hiệu suất tối đa nhất.

Nếu quý khách hàng, quý công ty đang phân vân không biết lựa chọn động cơ giảm tốc cho thiết bị băng tải của mình chất lượng uy tín ở đâu. Hãy yên tâm, liên hệ với Long Minh để được tu vấn nhiệt tình, chuyên nghiệp nhất. Với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực truyền động, công ty Long Minh tin rằng quý khách hàng, công ty sẽ có lời giải đáp tốt nhất không nhưng về chuyên môn mà còn về giá thành.

Công ty Long Minh là đại lý chính thức của hãng Bonfiglioli – Italy chuyên cung cấp động cơ giảm tốc, động cơ điện, hộp giảm, biến tần ...Cam kết về sản phẩm tiêu chuẩn EU G7, uy tính về dịch vụ và kỹ thuật.

Hãy liên lạc ngày với chúng tôi.

Hotline : 0906 60 84 60

Sưu tầm: TM 210224

Hộp giảm tốc: VF 44 F1 10 P71 B5 B3

Hộp giảm tốc: W 63 U 19 P71 B5 B3

Hộp giảm tốc: W 63 U 64 P71 B5 B3

Động cơ giảm tốc: W 63 U 64 S1 V5 M 1SD 4 IP55

Động cơ giảm tốc: W 63 U 15 S1 B3 M 1LA 4 IP55

Động cơ giảm tốc: W 86 UFC1 46 P90 B5 V6 BE 90S 4

Động cơ giảm tốc: A 10 2 UR 5.5 S3 B3 M 3SA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 45.3 P80 V1 DL BN 80A 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 F 10.1 S1 V1 DL M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 12.4 S2 V1 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 12.4 S2 V1 DL M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 29.6 S2 V1 DL M 2SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 36 3 UFA 48.2 S2 V1 DL M 2SB 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 9.6 P90 V1 DL BN 90S 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 29.8 S2 V1 DL M 2SB 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 14.5 S3 V1 DL M 3SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 F 9.6 S3 V1 M 3SA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 12.3 P90 V1 DL BN 90LA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 14.1 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 41 3 UFA 51.5 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 32 2 F 29.8 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 36 2 UFA 14.8 S3 V1 DL M 3LA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 51 2 UFA 47.8 S3 V1 LO DL M 3LA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 41 2 UFA 28.3 S3 V1 DL M 3LA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 41 2 UFA 28.3 S3 V1 DL M 3SA 4 IP56

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 10.1 S1 B3 M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 20.6 S1 B3 M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 29.5 S1 B3 M 1SD 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 P 20.0 S2 B3 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 32 2 P 40.7 S2 B3 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 12 2 P 10.1 S2 B3 M 2SA 4

Động cơ giảm tốc: C 22 2 P 20.0 S2 B3 M 2SA 4

 

 

Đối tác

1. Bonfiglioli.jpg2. Motive.jpg2. xylem.jpg3. goulds.jpg4. Lowara.jpg5. wilo.jpg6. Seepex.png

Thống kê truy cập

Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
818
3180
19532
2279252

Liên kết

Hỗ trợ trực tuyến

 (Mr. Mạnh Hùng – 0902 488879)

 hung.dinh@longminhtech.com

Hỗ trợ kĩ thuật