- Động cơ: Là phần tử tạo ra chuyển động cơ quay tròn,, giúp máy khuấy thực hiện chức năng của mình. Động cơ có 2 loại chính là loại chạy bằng điện và loại chạy bằng khí nén. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, loại motor điện có công suất lớn, tiện dụng nhờ nguồn điện sẵn có ở bất cứ đâu nhưng không thích hợp cho các ứng dụng hóa chất dễ cháy nổ do có phát sinh tia lửa điện; Trong khi đó motor khí nén hoàn toàn sạch, không gây cháy nổ, thích hợp cho các ứng dụng chất cháy nổ hoặc thực phẩm, dược phẩm, nhưng nhược điểm của loại này là công suất nhỏ và yêu cầu bắt buộc phải có bộ nguồn khí nén tại chỗ.
- Trục khuấy: Là bộ phận truyền động từ trục động cơ xuống cánh khuấy. Trục khuấy thường được làm bằng inox SUS304 hoặc SUS316 để đảm bảo độ bền lý - hóa. Trục khuấy là bộ phận cơ khí có yêu cầu rất cao về độ thẳng, trục cong vênh sẽ dẫn đến việc máy hoạt động không ổn định, rung lắc, làm phá vỡ kết cấu vòng bi ở động cơ và các kết cấu khác, giảm tuổi thọ máy.
- Cánh khuấy: Là bộ phận gây tác động vật lý lên dung dịch, giúp dung dịch được khuấy, đánh tan đều theo thiết kế. Cánh khuấy thường được làm bằng inox SUS304 hoặc SUS316. Hình dạng và số tầng cánh của sẽ quyết định khả năng khuấy, VD: cánh turbine có khả năng đẩy tốt nên thường được dùng cho các máy khuấy đặt chìm trong dung dịch, cánh dạng đĩa có thể chém và đánh tan các chất có độ đặc cao,...
- Phụ kiện: Tùy vào loại ứng dụng mà sẽ có các phụ kiện thích hợp.VD: máy khuấy cần phải di chuyển sẽ có thêm bộ chân đế bánh xe, máy khuấy cần lắp vào miệng bể sẽ có thêm mặt bích, có loại máy sẽ có thêm bộ nâng hạ cơ khí hoặc khí nén để tiện việc thay thế thùng khuấy,...
Trên đây là một vài nét sơ bộ về một thiết bị khuấy điển hình, hy vọng có thể giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và chọn cho mình một chiếc máy khuấy phù hợp với nhu cầu.
Nguồn sưu tầm(VTA)