ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC

HỘP GIẢM TỐC

BIẾN TẦN

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

BƠM LY TÂM

BƠM CHÌM

BƠM TRỤC VÍT SEEPEX

Phân biệt: Động cơ giảm tốc với hộp giảm tốc

Tìm hiểu về động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc

Động cơ giảm tốc bao gồm: động cơ điện và hộp giảm tốc

Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về từng khái niệm:

1. Động cơ điện

Động cơ điệnlà thiết bị có số vòng quay rất lớn (2900rpm, 1450rpm, 960rpm) nhưng Mô-men xoắn lại nhỏ.

Mô-men xoắn là thiết bị có khả năng chịu tải tức thời của động cơ, và khi gắn hộp giảm tốc vào động cơ điện thì mô-men xoắn tăng lên để giảm số vòng quay.

 

2. Hộp giảm tốc

2.1 Công dụng

Đúng theo như tên gọi của nó thì hộp giảm tốc có tác dụng giảm tốc.

Các động cơ thường có tốc độ khá cao mà chúng ta lại chỉ cần tốc độ quay khá nhỏ, nên phải sử dụng thêm hộp giảm tốc là vì thế. Để vừa với các thao tác của công nhân khi mà động cơ điện lại qay khá nhanh.

Ví dụ đời thường nhất: Động cơ xe máy quay mấy nghìn vòng/phút nhưng trong khi đó bánh xe máy chỉ quay với tóc độ vài trăm vòng/phút

Hộp giảm tốc được lắp với đông cơ ở” trục vào” và khi động cơ quay thì “trục ra” của hộp sẽ quay chậmvới tốc độ tùy theo tỷ số truyền của động cơ. Nếu trong quá trình làm, cần “trục ra” quay với các tốc độ khác nhau thì cần có một hộp giảm tốc có khả năng thay đổi tỷ số truyền ra

Có thể bạn sẽ thắc mắc nagy là “sao không làm luôn loại động cơ quay chậm phù hợp với nhu cầu sử dụng để khỏi cần dùng hộp giảm tốc?” bởi vì:

·         Cùng với 1 công suất thì động cơ quay nhanh sẽ dễ chế tạo, nhỏ gọn và rẻ hơn nhiều so với động cơ quay chậm

·         Do có quá nhiều nhu cầu sử dụng nên khó biết trước được tốc độ để chế tạo được động cơ phù hợp

2.2 Phân loại hộp giảm tốc

Có nhiều cách phân loại hộp giảm tốc nhưng có 2 cách phổ biến nhất là: phân theo nguyên lý truyền động vàphân theo số cấp giảm tốc

·         Phân theo nguyên lý truyền động

Có các loại như: bánh răng trụ, bánh răng hành tinh, bánh răng côn, bánh vít trục vít… mỗi loại có những ưu nhược điểm riêng

Loại bánh răng côn thì truyền động cho các trục không

Loại bánh răng trụ thì rẻ và ổn định, nhưng nhược điểm là chỉ truyền động cho các trục

Loại bánh vít thì có khả năng tự hãm nên rất êm

Loại hành tinh thì truyền động đồng trục

·         Phân theo số cấp giảm tốc

Có các loại: 1 cấp, 2 cấp, 3 cấp… Khi ta lắp 2 bánh răng ăn khớp có số răng khác nhau thì tốc độ của 2 trục bánh răng khác nhau với tỷ lệ nghịch của số răng.

Vậy có thể bạn sẽ cho rằng: thế thì cần gì nhiều cấp, nếu ta muốn tỷ số truyền bao nhiêu thì chỉ cần lắp phối hợp 2 bánh răng với số răng tương ứng tỷ lệ nghịch là xong? Nhưng thực tế lại  không làm thế được, vì không gian cũng như vật liệu và công nghệ không cho phép. Nếu ta cần tỷ số truyền bằng 3 thì ta cần 1 cấp truyền động, đây là điều bình thường vì số răng (và cũng chính là độ lớn) của 2 bánh răng chỉ chênh nhau 3 lần; nhưng nếu ta cần tỷ số truyền bằng 30 mà làm bánh răng này to gấp 30 lần bánh răng kia thì bánh răng nhỏ sẽ hỏng rất nhanh do phải làm việc với tần suất quá lớn, và bánh răng to rất lớn khó lắp ráp và cũng khó chế tạo chính xác. Vì thế, cần chế tạo hộp giảm tốc với các cấp khác nhau với tỷ số truyền mỗi cấp từ 5 - 30000 là được

3. Động cơ giảm tốc

Thường được dùng trong may cẩu nâng, là động cơ bình thường nhưng truyền động qua hệ thống bánh răng để giảm tốc và tăng mô-men xoắn của trục quay. Khi đó tốc độ động cơ nhỏ nhưng momen kéo tăng lên rất nhiều.

Một số thương hiệu nổi tiếng, lâu năm, chất lượng đảm bảo: động cơ hộp giảm tốc bonfiglioli, Siemens, Wansi, Dolin, 

SOURCE BONFIGLIOLI RIDUTTORI S.p.A.

Đối tác

1. Bonfiglioli.jpg2. Motive.jpg2. xylem.jpg3. goulds.jpg4. Lowara.jpg5. wilo.jpg6. Seepex.png

Thống kê truy cập

Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
808
808
25149
2631891

Liên kết

Hỗ trợ trực tuyến

 (Mr. Mạnh Hùng – 0902 488879)

 hung.dinh@longminhtech.com

Hỗ trợ kĩ thuật