ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC

HỘP GIẢM TỐC

BIẾN TẦN

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

BƠM LY TÂM

BƠM CHÌM

BƠM TRỤC VÍT SEEPEX

Tìm lời giải căn cơ đổi mới mô hình tăng trưởng

Sáng 30/5, thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá cao kết quả điều hành của Chính phủ, song bày tỏ lo lắng khi tăng trưởng chưa thực sự bền vững, doanh nghiệp giải thể còn lớn, cổ phần hóa thiếu công khai, minh bạch…    

Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắk Lắk) và nhiều đại biểu đánh giá cao kết quả đạt được là nỗ lực trong điều hành của Chính phủ trong năm 2018 và những tháng đầu năm 2019.

 tim loi giai can co doi moi mo hinh tang truong

Đại biểu Hoàng Quang Hàm tại phiên thảo luận sáng 30/5

Đại biểu Hoàng Quang Hàm khẳng định, năm 2018, 12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch; tổng thu ngân sách vượt dự toán, ngân sách trung ương vượt thu sau 3 năm liên tiếp hụt thu; bội chi được kiểm soát, nợ công trong giới hạn cho phép. Kinh tế, ngân sách 2018 là một bức tranh đẹp, toàn diện.

Tuy nhiên, đại biểu Hàm chỉ ra, Báo cáo của Chính phủ tại trang 27 Báo cáo số 171 đã thẳng thắn nhận định mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều và yếu tố đầu vào thay vì đổi mới công nghệ. Khu vực nông nghiệp tăng trưởng còn tiềm ẩn yếu tố bền vững, khu vực công nghiệp thì tính giá công theo sản xuất công nghiệp còn lớn, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường cung cấp bên ngoài, trình độ công nghiệp sản xuất vẫn vào loại thấp so với thế giới và khu vực. Nội lực của nền công nghiệp còn yếu, phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực dịch vụ phát triển còn hạn chế, chưa thể hiện vai trò chủ đạo dẫn dắt tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Theo đại biểu Hoàng Quang Hàm phân tích, mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, tiềm ẩn một số yếu tố thiếu bền vững nên quý I/2019 tốc độ tăng trưởng đang có dấu hiệu chậm lại so với cùng kỳ và thấp hơn mục tiêu Chính phủ đặt ra. Có lĩnh vực là động lực chính, quan trọng cho tăng trưởng 2018 đang giảm tốc như sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học chiếm tỷ trọng lớn trong công nghiệp chế biến chế tạo chỉ tăng 1,9% trong khi cùng kỳ tăng 23,6% (giảm 21 điểm %); thu hút khách du lịch nước ngoài, nhân tố quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng du lịch, dịch vụ tính chung 4 tháng tăng 7,6, giảm 22 điểm % so với cùng kỳ… Đổi mới mô hình tăng trưởng hướng tới tăng trưởng bền vững vẫn là bài toán đặt ra cần một lời giải căn cơ toàn diện. Theo đó, coi trọng mục tiêu phát triển doanh nghiệp, bởi doanh nghiệp là bộ phận chủ yếu tạo ra GDP, động lực quan trọng để tăng trưởng.

Đại biểu Hoàng Quang Hàm thông tin, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019 đều tăng so với cùng kỳ nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của số doanh nghiệp ngừng hoạt động. “Năm 2018, có 165.000 doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động thì có tới 90 ngàn doanh nghiệp dừng hoạt động; cứ 10 doanh nghiệp gia nhập thì có hơn 5 doanh nghiệp rời thị trường. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 98,3% số doanh nghiệp cả nước. Trong tổng số doanh nghiệp kê khai thì chỉ có 40% doanh nghiệp có lãi… Như vậy, năng lực sản xuất, hiệu quả hoạt động của khối doanh nghiệp còn thấp, cần có giải pháp mạnh mẽ hơn” - đại biểu Hoàng Quang Hàm lưu ý.

Cổ phần hóa thiếu công khai, minh bạch còn lợi ích nhóm

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (Đắk Nông) - Thường trực Ủy ban Pháp luật đánh giá, đề cập những hạn chế trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước: Phê duyệt đề án chậm, chưa hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa, tỉ lệ chi phối của nhà nước còn cao, đặc biệt là tập đoàn, tổng công ty, thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước chưa đạt hiệu quả.

Số lượng doanh nghiệp cổ phần hóa chậm dần đều qua các năm. Ví dụ, 64 doanh nghiệp phải cổ phần hóa trong năm 2018 thì chỉ có 12 doanh nghiệp hoàn thành (đạt 17%), 35 đơn vị chuyển sang năm 2019, 12 doanh nghiệp chuyển sang 2020 và 6 đơn vị không rõ thời gian hoàn thành. Nguyên nhân là nhiều doanh nghiệp phải cổ phần hóa có quy mô lớn, nhiều tài sản lớn nên xác định giá trị doanh nghiệp khó khăn, các quy định chưa xử lý triệt để xác định giá trị doanh nghiệp nên thời gian xây dựng phương án kéo dài, nhiều cấp ngành chưa chủ động, còn tình trạng lợi ích nhóm, tham nhũng, xác định và xử lý trách nhiệm khi có sai phạm chưa kịp thời”, đại biểu Nguyễn Trường Giang nói.

 tim loi giai can co doi moi mo hinh tang truong

Đại biểu Nguyễn Trường Giang (đoàn Đắk Nông) thảo luận tại Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Trường Giang nêu ví dụ cổ phần hóa thiếu công khai, minh bạch và còn lợi ích nhóm, điển hình như vụ cổ phần hóa cảng Quy Nhơn, không đúng đề án tái cơ cấu đã được Thủ tướng phê duyệt. Trong chuyển nhượng vốn Bộ Giao thông Vận tải ban hành hai văn bản trái phép, khiến Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi hai văn bản nay. "Đây là sự vi phạm của cơ quan quản lý Nhà nước", đại biểu Giang chỉ ra và đề nghị Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, khẩn trương xác định giá trị doanh nghiệp và xử lý nghiêm trách nhiệm cá nhân, tổ chức để xảy ra sai phạm.

Theo đó, ông Giang đề nghị sớm đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp theo kế hoạch đề ra, thực hiện công khai minh bạch, có hình thức xử lý nghiêm minh tổ chức, cá nhân cố tình trì hoãn không thực hiện cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp.

 H.T

Nguồn: Báo công thương

Đối tác

1. Bonfiglioli.jpg2. Motive.jpg2. xylem.jpg3. goulds.jpg4. Lowara.jpg5. wilo.jpg6. Seepex.png

Thống kê truy cập

Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
753
2262
26603
2633345

Liên kết

Hỗ trợ trực tuyến

 (Mr. Mạnh Hùng – 0902 488879)

 hung.dinh@longminhtech.com

Hỗ trợ kĩ thuật