đảm bảo an ninh năng lượng của đất nước và giúp địa phương phát triển đột phá nhanh, bền vững trong tương lai.
Ninh Thuận có đủ điều kiện để trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước |
Tính đến nay, Ninh Thuận đã thu hút rất nhiều dự án năng lượng tái tạo đăng ký đầu tư. Do đó, những kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai, hoạt động các nhà máy điện mặt trời, điện gió hiện hữu, để đáp ứng tiêu chí an toàn - hiệu quả đã được các đại biểu lắng nghe và ghi nhận bởi đây là nền tảng để có thể khắc phục được các nhược điểm khi vận hành dự án.
Bên cạnh phát triển, xây dựng nhà máy năng lượng mặt trời, việc thực hiện các hoạt động vận hành và bảo trì (O&M) đúng và đủ sẽ giúp cho nhà máy hoạt động tối đa khả năng, khai thác hết công suất, loại trừ các rủi ro tiềm ẩn trong quá trình vận hành, qua đó đảm bảo việc cung cấp điện cho lưới điện quốc gia cũng như đảm bảo thời gian hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Thực hiện Nghị quyết 115/NQ-CP của Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đã thu hút, kêu gọi đầu tư dự án điện khí và hiện đã có nhiều nhà đầu tư có tiềm lực quan tâm, đang tiến hành khảo sát, nghiên cứu, lập thủ tục chuẩn bị đầu tư xây dựng các nhà máy trong Trung tâm điện lực Cà Ná với quy mô công suất 6.000 MW. Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Đăng Thành - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Ninh Thuận - cho biết, các dự án năng lượng tái tạo, năng lượng sạch đi vào hoạt động sẽ góp phần đáng kể đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia nói chung và của tỉnh Ninh Thuận nói riêng, sẽ tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cũng như thu hút nguồn vốn FDI, cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh; đảm bảo sự tăng trưởng ngành công nghiệp đến năm 2020 đạt mục tiêu từ 19 đến 20% theo mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, để hiện thực hóa chủ trương xây dựng nơi đây thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước, từ đó xây dựng kịch bản phát triển năng lượng nói riêng và phát triển kinh tế của tỉnh nói chung vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy, Ninh Thuận có điều kiện tiếp nhận một lượng bức xạ mặt trời rất lớn hàng năm. Số giờ nắng trung bình trong khoảng 2.600 - 2.800 giờ/năm, phân bố tương đối điều hòa quanh năm. Tại hội thảo, các đại biểu đi sâu thảo luận những lợi thế - tiềm năng sẵn có, cơ hội và triển vọng để hiện thực hóa chủ trương đưa Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo, tạo bước đột phá mạnh mẽ trên lĩnh vực công nghiệp, ưu tiên khuyến khích và thu hút đầu tư các dự án theo quy hoạch phát triển điện gió tỉnh giai đoạn tầm nhìn 2020 với 5 vùng tiềm năng gió với quy mô 1.430 MW và định hướng đến năm 2030; đồng thời thu hút đầu tư các dự án điện mặt trời đến năm 2020, tầm nhìn 2030 quy hoạch phát triển với quy mô công suất 10.480 MW.
Đại diện Công ty CP Điện Gia Lai trình bày tham luận tại hội thảo |
Với kinh nghiệm điển hình từ TTC Phong Điền - Nhà máy điện mặt trời đầu tiên được khánh thành tại Việt Nam vào ngày 5/10/2018, đại diện Công ty CP Điện Gia Lai (Thành viên Tập đoàn TTC) - đã chia sẻ nhiều vấn đề trọng yếu và kinh nghiệm thực tế.
Một trong các yếu tố quan trọng trong việc tối đa khả năng hoạt động của nhà máy điện mặt trời là đảm bảo duy trì hiệu suất các tấm pin. Tuy nhiên theo thống kê, trong quá trình vận hành, khi các tấm pin bị bẩn sẽ giảm khả năng hấp thụ bức xạ, từ đó giảm nguồn năng lượng mà các tấm pin tạo ra - gây tổn thất năng lượng có thể lên đến 50%, điều này sẽ giảm hiệu quả đầu tư của dự án, lâu ngày sẽ làm giảm tuổi thọ của pin.
Sản phẩm Robot lau pin (GEC Robotic Solar Panel Cleaning) được trưng bày tại hội thảo |
Do đó cách thức và phương án làm sạch tấm pin rất quan trọng để tối ưu hóa hiệu quả của dự án. Qua nhiều năm nghiên cứu cùng với việc thử nghiệm vận hành thực tế tại chính 6 nhà máy điện mặt trời đã được triển khai, gồm: TTC Phong Điền công suất 48 MWp, TTC Krông Pa công suất 69 MWp, TTC 01 công suất 68,8 MWp, TTC 02 công suất 50 MWp, TTC Đức Huệ 1 công suất 49 MWp, TTC Hàm Phú 2 công suất 49 MWp, các dòng Robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời (GEC Robotic Solar Panel Cleaning) đã được GEC cải tiến không ngừng để phù hợp với nhiều dạng địa hình.
GEC cho biết, phương pháp này có ưu điểm hơn so với các phương thức truyền thống khác. So với cách thủ công, chỉ với 2 Robot và 3 công nhân có thể làm sạch lên đến 3 MWp chỉ trong 4,5 giờ, tiết kiệm nước đến 10 lần cho dự án.
GEC Robotic Solar Panel Cleaning đã được cải tiến không ngừng để phù hợp với nhiều dạng địa hình |
GEC cũng đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ O&M và các sản phẩm Robot vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời đến các nhà máy điện mặt trời của các nhà đầu tư khác, chia sẻ về kinh nghiệm cũng như nguồn lực O&M góp phần vào việc vận hành an toàn của các nhà máy điện mặt trời nói riêng cũng như của lưới điện quốc gia nói chung.
H.T
Nguồn: Báo công thương