ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC

HỘP GIẢM TỐC

BIẾN TẦN

ĐỘNG CƠ ĐIỆN

BƠM LY TÂM

BƠM CHÌM

BƠM TRỤC VÍT SEEPEX

Contactor là gì

Contactor là gì,


Hôm nay chúng tôi xin giới thiệu đến khách hàng một link kiện có mối quan hệ mật thiết động cơ chính là contactor

Contactor là gì và  ứng dụng đối với động cơ điện

Contactor (Công tắc tơ) hay còn gọi là Khởi động từ là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng cắt thường xuyên các mạch điện động lực. Contactor là thiết bị điện đặc biệt quan trọng trong hệ thống điện. Nhờ có contactor ta có thể điều khiển các thiết bị như động cơ, tụ bù, hệ thống chiếu sáng,... thông qua nút nhấn, chế độ tự động hoặc điều khiển từ xa.

 

Hình ảnh minh họa

Thao tác đóng ngắt của contactor có thể thực hiện nhờ cơ cấu điện từ, cơ cấu khí động hoặc cơ cấu thủy lực. Nhưng thông dụng nhất là các loại contactor điện từ. Trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến contactor đóng ngắt theo cơ chế điện từ.

 

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Contactor:

 

Contactor bao gồm 3 bộ phận chính:

 

1. Nam châm điện: gồm có các chi tiết: Cuộn dây dùng tạo ra lực hút nam châm;  Lõi sắt; Lò xo tác dụng đẩy phần nắp trở về vị trí ban đầu.

2. Hệ thống dập hồ quang: Khi chuyển mạch, hồ quang điện sẽ xuất hiện làm các tiếp điểm bị cháy và mòn dần, vì vậy cần hệ thống dập hồ quang.

3. Hệ thống tiếp điểm: gồm có tiếp điểm chính và tiếp điểm phụ

•        Tiếp điểm chính: Có khả năng cho dòng điện lớn đi qua. Tiếp điểm chính là tiếp điểm thường hở đóng lại khi cấp nguồn vào mạch từ của contactor trong tủ điện làm mạch từ hút lại.

•        Tiếp điểm phụ: Có khả năng cho dòng điện đi qua các tiếp điểm nhỏ hơn 5A. Tiếp điểm phụ có hai trạng thái: Thường đóng và thường mở.

 

Tiếp điểm thường đóng là loại tiếp điểm ở trạng thái đóng (có liên lạc với nhau giữa hai tiếp điểm) khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ (không được cung cấp điện). Tiếp điểm này mở ra khi contactor ở trạng thái hoạt động. Ngược lại là tiếp điểm thường mở.

Như vậy, hệ thống tiếp điểm chính thường được lắp trong mạch điện động lực, còn các tiếp điểm phụ sẽ lắp trong hệ thống mạch điều khiển của Contactor.

 

 

Hình ảnh minh họa 

Nguyên lý hoạt động của contactor như sau: Khi cấp nguồn trong mạch điện điều khiển bằng với giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu cuộn dây quấn trên phần lõi từ đã được cố định trước đó thì lực từ sinh ra sẽ hút phần lõi từ di động và hình thành mạch từ kín (lúc này lực từ sẽ lớn hơn phản lực của lò xo). Contactor bắt đầu trạng thái hoạt động.

Nhờ bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điểm sẽ làm cho tiếp điểm chính đóng lại và tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (khi thường đóng sẽ mở ra và khi thường hở sẽ đóng lại), trạng thái này sẽ được duy trì. Khi nguồn điện ngưng cấp cho cuộn dây thì contactor ở trạng thái nghỉ và các tiếp điểm lại trở về trạng thái ban đầu.

Thông số cơ bản của Contactor:

Dòng điện định mức: Là dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng mạch điện phụ tải. Với giá trị này của dòng điện, mạch dẫn điện chính của contactor không bị phát nóng quá giới hạn cho phép.

Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của contactor.

Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. Thường thì giá trị này bằng từ 1 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức.

Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt, mà ở giá trị đó, contactor có thể tác động ngắt thành công khỏi mạch điện. Thường giá trị này bằng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.

Độ bền cơ: Là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Vượt quá số lần đóng ngắt đó, các tiếp điểm xem như bị hư hỏng, không còn sử dụng được nữa. Các loại contactor thường có độ bền cơ từ 5 triệu đến 10 triệu lần đóng ngắt.

Độ bền điện: Là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Contactor loại thường có độ bền điện vào khoảng 200.000 đến 1 triệu lần đóng ngắt

Phân loại Contactor:

Có nhiều cách phân loại contactor:

Theo nguyên lý truyền động: Ta có contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thủy lực,… Thường thì ta gặp contactor kiểu điện từ. 

Theo dạng dòng điện: Contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.

Theo kết cấu: Người ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao (như bảng điện ở gầm xe) và ở nơi hạn chế chiều rộng (ví dụ buồng tàu điện).

Theo dòng điện định mức: Contactor 9A, 12A, 18A,.... 800A hoặc lớn hơn.

Theo số cực: Contactor 1 pha, 2 pha, 3 pha, 4 pha. Phổ biến nhất là contactor 3 pha.

Theo cấp điện áp: Contactor trung thế, contactor hạ thế.

Theo điện áp cuộn hút: Cuộn hút xoay chiều 220VAC, 380VAC,... cuộn hút 1 chiều 24VDC, 48VDC,...

Theo chức năng chuyên dụng: Một số hãng chế tạo contactor chuyên dụng cho một ứng dụng đặc thù ví dụ contactor chuyên dùng cho tụ bù của hãng Schneider,...

Ưu điểm của Contactor:

Kích thước nhỏ gọn có thể tận dụng khoảng không gian hẹp để lắp đặt và thao tác mà cầu dao không thực hiện được. Điều khiển đóng cắt từ xa có vỏ ngăn hồ quang phóng ra bên ngoài nên an toàn tuyệt đối cho người thao tác với hệ thống điện, thời gian đóng cắt nhanh, độ bền cao, hoạt động ổn định,... vì những ưu điểm trên contactor được sử dụng rộng rãi để điều khiển đóng cắt trong mạch điện hạ áp đặc biệt sử dụng nhiều trong các nhà máy công nghiệp.

Ứng dụng của Contactor với động cơ:

Contactor là thiết bị điều khiển để đóng ngắt nguồn cấp cho thiết bị do đó được sử dụng rất phổ biến trong hệ thống điện.

Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và có độ ổn định cao, dễ sửa chữa. 

Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quy trình sản xuất tiên tiến. Contactor vẫn là thiết bị được sử dụng nhiều trong công nghiệp và cả dân dụng:

- Contactor điều khiển động cơ: cấp nguồn cho động cơ khởi động trực tiếp. Contactor được dùng kết hợp với role nhiệt để bảo vệ quá tải cho động cơ.

- Contactor khởi động sao - tam giác: thay đổi chế độ hoạt động của động cơ từ sơ đồ hình sao khi khởi động sang sơ đồ tam giác khi động cơ đã vận hành ổn định, mục đích để giảm dòng khởi động.

Sưu tầm: TM 200811

Công nghệ bánh răng hành tinh là công nghệ đỉnh cao nhất về hộp giảm tốc của ngành truyền động thời điểm hiện tại. Bên cạnh thiết kế nhỏ gọn, bắt mắt là khả năng chịu sốc tốt với tỷ số truyền và hiệu suất làm việc cực cao là những yếu tố làm nên thành công của dòng 300 series này của thương hiệu Bonfiglioli.

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli W 63 U 7 P90 B3 BN 90LA 4 tỉ số truyền 7

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli W 63 U 15 P90 V1 BN 90LA 4 tỉ số truyền 15

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli W 63 U 15 S2 B3 M 2SA 4 tỉ số truyền 15

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli W 63 U 24 P71 B5 VA BN 71B 4 tỉ số truyền 24

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli W 63 U 24 P80 B5 VA BN 80B 4 tỉ số truyền 24

Hộp giảm tốc Bonfiglioli W 63 U 30 P80 B5 B3 tỉ số truyền 30

Hộp giảm tốc Bonfiglioli W 63 U 64 P71 B5 B3 tỉ số truyền 64

Hộp giảm tốc Bonfiglioli W 75 U D30 15 P90 B5 V6 tỉ số truyền 15

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli W 75 U D30 25 P80 B5 VA BN 80B 4 tỉ số truyền 25

Hộp giảm tốc Bonfiglioli W 75 U D30 30 P90 B14 B3 tỉ số truyền 30

Động cơ giảm tốc có thắng một chiều (có phanh) Bonfiglioli W 75 U D30 30 P90 VA BN 90LA 4 FD tỉ số truyền 30

Hộp giảm tốc Bonfiglioli W 110 U 56 P90 V6 tỉ số truyền 56

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli WR 86 UFA 138 P80 B3 BN 80A 6 tỉ số truyền 138

Hộp giảm tốc có torque limiter (thiết bị giới hạn lực) Bonfiglioli VF 44 L1 P1 10 P63 B3 tỉ số truyền 10

Động cơ giảm tốc Bonfiglioli VF 44 F1 10 P63 B5 B3 BN 63C 4 tỉ số truyền 10

Hộp giảm tốc có torque limiter (thiết bị giới hạn lực) Bonfiglioli VF 44 L1 P1 14 P63 B5 B3 tỉ số truyền 14

Hộp giảm tốc có torque limiter (thiết bị giới hạn lực) Bonfiglioli VF 49 P1 7 P71 B5 B3 tỉ số truyền 7

Hộp giảm tốc có torque limiter (thiết bị giới hạn lực) Bonfiglioli VF 49 L1 P 10 P71 B5 B3 BN 71A 4 tỉ số truyền 10

Hộp giảm tốc có torque limiter (thiết bị giới hạn lực) Bonfiglioli VF 49 L1 P1 14 P71 B5 B3 tỉ số truyền 14

Hộp giảm tốc Bonfiglioli VF 49 P1 14 P71 B5 B3 tỉ số truyền 14

Hộp giảm tốc Bonfiglioli VF 49 P1 18 P71 B5 B3 tỉ số truyền 18

Hộp giảm tốc Bonfiglioli VF 49 P1 24 P71 B5 B3 tỉ số truyền 24

Hộp giảm tốc Bonfiglioli VF 49 P1 28 P71 B5 B3 tỉ số truyền 28

Hộp giảm tốc Bonfiglioli VF 49 P1 36 P71 B5 B3 tỉ số truyền 36

 

Đối tác

1. Bonfiglioli.jpg2. Motive.jpg2. xylem.jpg3. goulds.jpg4. Lowara.jpg5. wilo.jpg6. Seepex.png

Thống kê truy cập

Trong ngày
Trong tuần
Trong tháng
Tổng cộng
1114
1114
25455
2632197

Liên kết

Hỗ trợ trực tuyến

 (Mr. Mạnh Hùng – 0902 488879)

 hung.dinh@longminhtech.com

Hỗ trợ kĩ thuật