Xuất khẩu ô tô, cú hích lớn cho công nghiệp chế biến chế tạo
Những ngày cuối năm, Tập đoàn Thaco Trường Hải – một doanh nghiệp ô tô đầu ngành đã bất ngờ công bố xuất khẩu ô tô.
Cụ thể, ngày 28/12, Tập đoàn này sẽ tổ chức bàn giao xe Bus xuất khẩu sang Philippines” tại Khu công nghiệp Thaco Chu Lai. Đây sẽ là lô xe mang thương hiệu Thaco- thương hiệu Việt lần đầu tiên xuất ngoại.
Trước đó, ngày 24/12/Thaco đã tiến hành xuất khẩu sang Myanmar 120 xe du lịch Kia Cerato phiên bản Deluxe. Những chiếc xe ô tô made in Việt Nam này được sản xuất với các linh kiện nội địa hóa “ra lò” từ các nhà máy công nghiệp hỗ trợ trong Khu công nghiệp Thaco Chu Lai như: body, ghế, cản, dây điện, cửa, capô, cốp xe, ống xả, máy lạnh, AVN (thiết bị nghe nhìn và định vị trên xe)…
Thaco xuất khẩu xe sang Myamar
Ông Trương Thanh Hoài, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đã gọi đây là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của ngành công nghiệp Việt Nam. Dù ngành công nghiệp ô tô cũng như lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ còn nhiều thách thức song, giấc mơ xuất khẩu ô tô Việt Nam đã trở thành hiện thực.
Không chỉ Thaco, các đơn vị khác như Vinfast, TC Motor cũng có kế hoạch ấp ủ xuất khẩu ô tô Việt Nam đi Đông Nam Á.
Nhìn lại năm 2019, bức tranh ngành công nghiệp Việt Nam đã có nhiều điểm sáng, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo.
Đối với một nước đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, chuyển đổi kinh tế từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ như Việt Nam, công nghiệp chế biến chế tạo được xem như là động lực chính cho phát triển kinh tế, tạo ra của cải, vật chất cho xã hội, thay thế cho ngành nông nghiệp đang ngày càng giảm tỉ trọng đóng góp trong GDP, giúp đất nước tránh tụt hậu và tránh bẫy thu nhập trung bình.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, mặc dù kinh tế và thương mại thế giới tăng trưởng chậm, nhưng xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2019 dự kiến vẫn tăng trưởng khoảng 7,8%, cao hơn nhiều so với mức trung bình thế giới, và khu vực (Thái Lan tăng 4%, Malaysia giảm 1,8%, Indonesia giảm 5,7%), trong đó đặc biệt nhóm mặt hàng công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng 9,8%.
Các mặt hàng có mức tăng trưởng xuất khẩu cao như: gỗ và đồ gỗ nội thất, dệt may, da giày, điện tử, dây cáp điện, đồ chơi và dụng cụ thể thao... đã góp phần nâng cao vị thế của ngành công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam trên thị trường thế giới.
Cụ thể như, năm 2019 là năm thứ 5 liên tiếp Việt Nam ghi nhận xuất siêu, với hơn 10 tỷ USD. Trong đó, Bộ Công Thương ghi nhận lần đầu tiên các sản phẩm ngành chế biến, chế tạo đạt xuất siêu với gần 100 triệu USD, mặc dù giá trị không lớn, nhưng là tín hiệu rất đáng mừng, góp phần cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam.
Ông Trương Thanh Hoài đánh giá, năm nay, ngành công nghiệp chế biến chế tạo chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Đặc biệt, đáng ghi nhận, năm nay là năm đầu tiên ngành công nghiệp chế biến chế tạo có xuất siêu, mặc dù số xuất siêu là không lớn, khoảng 100 triệu USD. Ở đây thể hiện những chính sách, giải pháp của Chính phủ trong thời gian vừa qua nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp và các chính sách phát triển công nghiệp cũng như công nghiệp hỗ trợ bước đầu đã phát huy tác dụng.
Các sản phẩm công nghiệp Việt Nam có giá trị gia tăng tạo ra trong nước cao hơn và ít phụ thuộc, giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng nhập khẩu, và có thể nói đây là một hướng phát triển rất là tốt, mang tính chất bền vững để nền kinh tế Việt Nam tránh tụt hậu và tránh sa vào bẫy thu nhập trung bình.
Vài trò then chốt của công nghiệp chế biến chế tạo
Kinh nghiệm từ các nước thực hiện công nghiệp hoá thành công cho thấy, trong thời kỳ công nghiệp hoá, công nghiệp chế biến chế tạo luôn phải duy trì mức đóng góp trong GDP từ 20-30% trở lên.
Sản xuất tại công ty sản xuất linh kiện phụ tùng Mai Văn Đáng |
Công nghiệp chế biến chế tạo Việt Nam thời gian vừa qua đã có những chuyển biến tích cực. Tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo trong GDP đã tăng từ 13% năm 2010 lên 16% năm 2018. Từ 2015 đến nay, công nghiệp chế biến chế tạo luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng trên 10%/năm.
Có thể nói, khhả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam dần được nâng cao và sự dịch chuyển cơ cấu tích cực, sang các ngành có giá trị cao hơn, và lên nấc thang giá trị cao hơn của chuỗi giá trị.
Năm 2020 dự báo kinh tế thế giới có chiều hướng tích cực, để công nghiệp chế biến chế tạo tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo, tạo động lực phát triển kinh tế Việt Nam, sẽ cần có các giải pháp quyết liệt để hỗ trợ các doanh nghiệp về tài chính như các chính sách thuế, đặc biệt có chính sách tín dụng ưu đãi cho các công nghiệp ưu tiên phát triển như dệt may, da dày, ô tô, cơ khí và đặc biệt là ngành công nghiệp hỗ trợ và triển khai các hoạt động hỗ trợ.
Đồng thời cũng cần có các chính sách, giải pháp để tiếp tục thu hút đầu tư nhằm tận dụng sự dịch chuyển đầu tư, tái cấu trúc chuỗi giá trị của các tập đoàn đa quốc gia, trong bối cảnh các tranh chấp thương mại ngày càng gia tăng.
Kinh nghiệm từ các nước thành công trong việc thoát bẫy thu nhập trung bình cho thấy, nguồn lực đất nước được tập trung vào giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực công nghệ.
Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực và công nghệ của các nước này (như Hàn Quốc, Đài Loan những năm 1960) không dàn trải mà phải lấy công nghiệp chế biến chế tạo làm trọng tâm, gắn với việc nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh và trình độ công nghệ của các doanh nghiệp công nghiệp trong nước.
Ngoài ra, theo Bộ Công Thương, để ngành công nghiệp chế biến chế tạo phát triển, các địa phương cũng có vai trò không nhỏ trong việc cần chú trọng bố trí các nguồn lực để xây dựng và triển khai chính sách phát triển công nghiệp, hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cải thiện năng suất, chất lượng cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp.
Nguồn: Sưu tầm (LH-200304)
Bonfiglioli là một trong những thương hiệu hàng đầu về ngành truyền động nói chung và các sản phẩm của Bonfiglioli như: động cơ điện, động cơ giảm tốc, hộp giảm tốc, biến tần hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong Ngành chế tạo.
Và đặc biệt Bonfiglioli Việt Nam với chức năng chính là sản xuất và lắp ráp động cơ điện Bonfiglioli tiết kiệm năng lượng để xuất khẩu. Đơn vị đầu tiên tại Việt nam được đầu tư về công nghệ hiện đại từ Châu Âu ứng dụng trong sản xuất động cơ điện...
Bonfiglioli có những sản phẩm như động cơ điện, động cơ giảm tốc, hộp giảm tốc, biến tần được chế tạo đặc thù phục vụ riêng cho thị trường công nghiệp chế tạo.
#Động cơ giảm tốc Bonfiglioli #Hộp giảm tốc Bonfiglioli #Bonfiglioli #bonfi #Động cơ điện Bonfiglioli #Biến tần Bonfiglioli #Đại lý chính thức Bonfiglioli #Mo tor giảm tốc #Hộp số giảm tốc #công nghiệp hỗ trợ #hỗ trợ #motor Bonfiglioli #motor bonfiglioli #biến tần Bonfiglioli #bien tan bonfiglioli #Động cơ servo Bonfiglioli #dong co servo bonfiglioli #Động cơ điện xoay chiều 3 pha Bonfiglioli #dong co dien xoay chieu 3 pha bonfiglioli #động cơ cảm ứng 1 pha Bonfiglioli #dong co cam ung 1 pha bonfiglioli #Động cơ điện 1 chiều Bonfiglioli