hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm thấp, hạ tầng xuống cấp, đất sản xuất còn ít, giá thuê đất cao so với các tỉnh, thành phố khác.
Thực tế cho thấy, dù thành phố đã đầu tư cho 4 ngành công nghiệp trọng yếu gồm: Cơ khí; chế biến lương thực - thực phẩm; hóa chất - nhựa - cao su và ngành điện tử - công nghệ thông tin, song sự phát triển vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và không có điểm nhấn.
Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm công nghiệp chủ lực |
Chỉ rõ những bất cập này, Chủ tịch Hội Lương thực, thực phẩm TP. Hồ Chí Minh Lý Kim Chi cho hay, trước năm 2015, thành phố đã chọn ra 15 sản phẩm chủ lực, nhưng đến nay, chưa có sản phẩm nào là sản phẩm chủ lực đích thực của thành phố.
Tổng giám đốc SAMCO Trần Quốc Toản cho rằng, đơn vị đã sản xuất được xe buýt chạy bằng ga rất tốt có thể xuất khẩu được, nhưng lại chưa phát triển ở thị trường trong nước vì thiếu cơ chế.
Tình trạng nêu trên cũng tương tự tại nhiều địa phương khác. Đơn cử như TP. Hà Nội, sau nhiều năm phát triển SPCNCL, nhưng đến nay, số sản phẩm được công nhận là SPCNCL chưa vượt qua con số 100; giá trị sản xuất công nghiệp của SPCNCL cũng như tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm này chưa được như mong đợi. Nguyên nhân chính vẫn là chưa có cơ chế hỗ trợ đủ mạnh, đồng bộ và kiến tạo, thúc đẩy phát triển nâng tầm sản phẩm và doanh nghiệp chủ lực.
Địa phương cần vào cuộc mạnh mẽ
Dù đã có định hướng phát triển công nghiệp chủ lực và triển khai tại nhiều địa phương, song đến thời điểm này, số địa phương có chương trình thực hiện cùng với các giải pháp hỗ trợ còn rất ít. Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp và SPCNCL, bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ, ngành, cần có sự vào cuộc của các địa phương trong việc lựa chọn những sản phẩm có giá trị gia tăng, năng suất lao động cao; có thiết kế sáng tạo, hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, được sản xuất bằng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài nước...
Theo ông Phạm Thành Kiên - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - thời gian qua, đơn vị đã nghiên cứu tham mưu các chính sách hỗ trợ, tập trung nguồn lực để hỗ trợ các nhóm sản phẩm chủ lực phát triển, đủ sức lan tỏa, dẫn dắt thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và làm động lực cho toàn ngành công nghiệp. Trong đó, tập trung vào 5 nhóm giải pháp lớn về mặt bằng, cơ chế vốn, khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực, xúc tiến thương mại và phát triển thương hiệu. Còn theo đại diện Sở Công Thương Hà Nội, UBND thành phố đã yêu cầu rà soát, đề xuất giải pháp phát triển các SPCNCL mũi nhọn. Đồng thời, tập trung hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng thương hiệu, hệ thống quản lý, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, cũng như đẩy mạnh xúc tiến thương mại; tiếp tục triển khai nhóm giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong tất cả các ngành, đặc biệt là lĩnh vực thuế, hải quan... nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp có SPCNCL.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu các địa phương đều học tập TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội trong việc đưa ra các nhóm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các SPCNCL sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp Việt Nam phát triển hơn nữa trong tương lai gần. |
nguồn: Báo Công Thương